Chấm công là việc ghi nhận giờ vào làm, giờ tan ca của nhân viên, căn cứ để xác định nhân viên có đi làm đúng giờ hay không. Việc này sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp hay các bộ phận hành chính nhân sự, kế toán có thể nắm được số ngày, số giờ công làm việc của mỗi nhân viên. Từ đó có thể quản lý nhân viên tốt hơn và hỗ trợ tính lương chính xác cho người lao động. Có nhiều hình thức chấm công khác nhau. Sau đây là một số hình thức chấm công phổ biến hiện nay

  1. Chấm công bằng vân tay:
  • Ưu điểm: Chi phí lắp đặt ban đầu khá rẻ, dễ sử dụng. Cho phép trích xuất dữ liệu từ máy chấm công.
  • Nhược điểm: khó xác định khi vân tay bị mờ hoặc bị trầy xước, dữ liệu công không đầy đủ và chính xác gây khó khăn cho người quản lý

2. Chấm công bằng thẻ từ:

  • Ưu điểm: thời gian chấm công khá nhanh chỉ từ 2 giây/người, phù hợp với nhiều hình thức doanh nghiệp
  • Nhược điểm: phát sinh thêm chi phí in thẻ, có thể nhờ người khác chấm công hộ và sẽ không chấm công được nếu quên thẻ
  1.  Chấm công bằng Face ID

    • Ưu điểm: độ chính xác cao, giải quyết mọi vấn đề phát sinh như quên thẻ hay trầy xước dấu vân tay
    • Nhược điểm: chi phí đầu tư khá đắt, tốc độ xử lý chậm

4. Chấm công bằng mống mắt

  • Ưu điểm: Độ chính xác rất cao nên không thể xảy ra tình trạng gian lận
  • Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao, vì vậy hình thức này không được nhiều công ty doanh nghiệp lựa chọn
 

5. Chấm công bằng phần mềm chấm công online

    • Ưu điểm: phầm mềm linh hoạt cho từng doanh nghiệp, người quản lý không cần mất quá nhiều thời gian vẫn có thể quản lý được việc chấm công của nhân viên. Tích hợp với những người có địa điểm làm việc không cố định
    • Nhược điểm: chỉ sử dụng được khi có internet, sẽ không chấm công được nếu xảy ra lỗi hệ thống

Tuy nhiên, cho dù là hình thức nào thì mục đích chính của các loại máy chấm công cũng là giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý nhân sự, tránh được sự sai sót, đảm bảo tính khách quan cho người lao động.